Giải Nobel Y Học 2017 được trao cho 3 nhà khoa học Mỹ vì khám phá ra cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học – còn gọi là đồng hồ sinh học.
Nghiên cứu này “giải thích rõ cách thức thực vật, động vật và con người thích nghi với nhịp sinh học để đồng bộ hóa với nhịp sống của Trái Đất”.
Tuy nhiên cách đó hàng nghìn năm, nền văn hóa Đông phương đã nhận ra tính chu kỳ của vạn vật xung quanh (mặt trời mọc buổi sáng – lặn buổi tối, trăng tròn rồi khuyết, con người ngày làm – tối ngủ, cây cối ra hoa kết trái theo mùa, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ…).
Và ông cha ta đã tìm cách ứng dụng nhịp điệu này vào cuộc sống, với mong muốn khỏe mạnh, trường thọ.
Trong đó có phép dưỡng sinh theo mùa.
Theo Nội Kinh – y thư kinh điển của cổ nhân – có viết:
“Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sinh, trưởng, lão, tử, trái với quy luật này thì tai hại sẽ đến; thuận theo quy luật này thì bệnh tật không phát sinh, như thế là đắc đạo, là biết pháp dưỡng sinh”.
“Người đời thượng cổ đều biết phép dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa theo thuật số, ăn uống có tiết chế, làm việc nghỉ ngơi có giờ giấc điều độ, không phí sức bừa bãi, cho nên tinh thần và thể chất luôn luôn khang kiện”.
Dưỡng Sinh Mùa Xuân Là Dưỡng Can
Trong Đông y, mùa xuân ứng với tạng can.
Nội Kinh có viết: “Can giữ chức tướng quân“, vì Can phụ trách việc điều binh, khiển tướng, chống đỡ lại ngoại tà.
Điều này tương đồng với kiến thức tây y: Gan là cơ quan miễn dịch và thải độc cho cơ thể.
6 Dấu Hiệu Cho Thấy Tạng Can Không Khỏe.
- Can chủ tàng huyết: chức năng tàng huyết rối loạn có thể gây hoa mắt, chóng mặt, trễ kinh (ở phụ nữ), chảy máu cam, nôn ra máu…
- Can chủ sơ tiết: sơ tiết chỉ sự vận hành của khí huyết. Can khi sơ tiết kém sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng tiêu hóa:
- Tâm trạng: can khí bình thường tinh thần thoải mái, can khi uất kết (nghẽn tắc) gây u uất, ngực sườn đầy tức, hay thở dài, kinh nguyệt không đều… Can khí xung thịnh (nhiều quá) gây cáu gắt, chóng mặt ù tai
- Tiêu hóa: can khí ảnh hưởng đến sự thăng giáng của tì vị, gây các chứng tiêu chảy, ợ chua, ợ hơi, đau dạ dày…
- Can chủ cân, vinh nhuận ra móng:
- Can nuôi dưỡng cân (cơ, gân cốt): can yếu gây chuột rút (vọp bẻ), chân tay run, cứng khớp…
- Móng tay, móng chân là phần thừa của cân. Can huyết kém thì móng nhợt nhạt, dễ gãy.
- Can khai khiếu ra mắt: can huyết hư gây quáng gà, mỏi mắt, can thực khiến mắt nóng đỏ đau, can phong nội động (gặp ở tai biến, đột quỵ) gây méo miệng lác mắt.
4 Yếu Tố Trong Dưỡng Sinh Mùa Xuân Để Cả Năm Khỏe Mạnh
Mùa xuân đất trời tràn đầy sức sống, vạn vật tràn lan tốt tươi ấy.
Cổ nhân khuyên con người ta nên thức khuya dậy sớm.
Sáng dậy đi dạo tản bộ ngoài sân, xõa tóc, nới đai, mặc đồ thoáng rộng, thì tình chí (tâm trạng) mới được hưởng cái khoáng đạt của vạn vật mới sinh.
Chịu khó tập thể dục buổi sáng, tập thể dục vào mùa này giúp cơ thể bền bỉ, khỏe mạnh suốt cả năm.

Chức năng Can bị trục trặc, con người sẽ dễ bị kích động, tức giận.
Để ứng với cái khí sinh sôi của mùa xuân, con người chỉ nên sinh mà không phạt, cho đi mà không lấy lại.
Nghĩa là tâm trạng cần vui vẻ, thoải mãi, đối đãi khoan dung với mình, lương thiện với người
Nếu làm trái với lẽ trên thì sẽ hại tới can khí, đến mùa hạ sẽ sinh ra các bệnh hàn, năng lực thích nghi của cơ thể bị giảm sút.
Tháng Giêng là tháng ăn chơi cũng vì lí do này đây!

Mùa xuân chủ can khí, can khí vượng thịnh khắc tì vị ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu.
Cho nên hạn chế đồ chua (vào can), ăn thêm đồ ngọt để bổ tì vị.
Cũng nên ăn uống thanh đạm, giảm đồ bổ, béo, dầu mỡ để khỏe tì vị.
Mùa xuân, hạ cần dưỡng dương.
Nên ăn thêm các thức ăn có vị có tính cay, ấm như tỏi, gừng, quế, nấm ngọc cẩu, thịt dê, tôm... để bổ dương.
Mùa đông lạnh giá, con người mặc nhiều đồ ấm, ăn đồ cay nóng nên cơ thể tích nhiệt bên trong.
Đến mùa xuân, nhiệt này dưới tác động của phong khí mùa xuân được phát tán ra bên ngoài gây chứng váng đầu, tay chân mỏi mệt, người phiền muôn...
Cho nên cần dùng thêm các thứ bổ âm, thanh nội nhiệt để dưỡng dương như: đậu đen xanh lòng, rau má, rau diếp cá, trà hoa cúc...

Mùa xuân dương khí thăng phát, hormon sinh dục gia tăng.
Chuyện phòng the nên thuận theo thời thế, tránh kìm chế ảnh hưởng chức năng sơ tiết của can.
Cũng không nên quá phóng túng tốn tinh tổn thọ.
Đặc biệt lưu ý: không quan hệ khi say rượu, khi mệt mỏi, khi ăn no gây hại sức khỏe.
.
Tuổi thọ người đàn ông phụ thuộc vào số lần xuất tinh của họ. Vì tinh là tinh hoa của thận, tinh càng mất nhiều thận càng yếu, tuổi thọ càng giảm.
Thế nên, nếu mùa xuân uống nấm ngọc cẩu tăng cường sức khỏe thì quá tốt. Vì 2 lí do:
- Nấm ngọc cẩu có tính ấm, bổ dương, thuận theo khí dương sinh sôi nảy nở của mùa xuân.
- Nấm ngọc cẩu giúp bổ máu, bổ thận, dưỡng tinh. Giúp tăng cường sinh lý, cũng như bù đắp phần nào sức khỏe người đàn ông sau mỗi lần xuất tinh.
Bạn hãy nhấp vào địa chỉ dưới đây để xem thêm về công dụng tăng cường sinh lý, bồi bổ cơ thể của nấm ngọc cẩu nhé.
Nấm Ngọc Cẩu – Bổ Huyết, Dưỡng Thận
Giá Bán:Nấm ngọc cẩu tươi: 220.000 VNĐ/kgNấm ngọc cẩu khô: 640.000 VNĐ/kgKhuyến Mãi: tặng ngay 1 chai mật ong nguyên chất để ngâm rượu chung với nấm . (chỉ áp dụng khi mua 3 kí tươi/1 kí khô trở lên)Công Dụng:Bổ huyết, tăng cường sức khỏe, chống nhức mỏi tay chân.Tăng cường sinh lý nam giớiHồi
Bài viết có giá trị với bạn, hãy like và share nhé bạn.
1 bình luận về “4 Phép Dưỡng Sinh Mùa Xuân Để Cả Năm Khỏe Mạnh”